Nhạc Lý căn bản dành cho người viết ca khúc - 1

Nhạc Lý căn bản dành cho người viết ca khúc

Chương I: Khái niệm tổng quát
1. Muốn hiểu ngôn ngữ viết, tối thiểu ta phải biết đánh vần, đọc chữ. Tương tự như vậy, muốn xem và hiểu một bản nhạc, ta cũng phải hiểu được các ký hiệu âm nhạc, và biết xướng âm. Có thể nói Nhạc pháp (gồm nhạc lý và xướng âm) là cửa ngõ dẫn vào âm nhạc.
2. Âm nhạc là một bộ mộn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình ý của con người. Nó được chia ra hai loại chính, đó là thanh nhạc và khí nhạc. Thanh nhạc là âm nhạc dựa trên lời ca, nên ý tưởng và tình cảm cụ thể và rõ ràng. Còn khí nhạc là âm nhạc dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên trừu tượng, nó gợi ý, gây cảm giác hơn là nói lên một tình cảm nào rõ rệt. Cần phải học hỏi nhiều hơn mới lĩnh hội được.
3. Nghệ thuật là kết quả của hoạt động của con người biết dùng các phương tiện khả giác một cách khéo léo, tài tình, để thông đạt tình ý của mình. Trong âm nhạc, các phương tiện đó là âm thanh. Do đó, âm nhạc chủ yếu làm cho tai nghe. Muốn thưởng thức âm nhạc, phải nghe thực thụ chứ xem bằng mắt thì chưa đủ.
4. Âm thanh dùng trong âm nhạc thường có bốn đặc tính này :
4.1. Cao thấp (cao độ)
4.2. Ngắn dài (trường độ)
4.3. Mạnh nhẹ (cường độ)
4.4. Đục trong, sáng tối ... (âm sắc).
Thiếu một trong các đặc tính trên thì chỉ là tiếng động. Hiện nay người ta dùng nhiều tiếng động khác nhau trong âm nhạc, nhằm tăng cường mức độ diễn cảm cũng như tính tiết tấu của âm nhạc. Đó là các nhạc cụ thuộc bộ gõ như trống con, trống cái, phách, maracas, triangle, cymbal ...
5. Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn ký âm là ghi âm thanh lại bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy mực.
Câu hỏi ôn tập:
1.âm nhạc là gì?
2.Nghệ thuật là gì?
3.Âm thanh có mấy đặc tính? kể ra
4.Ký hiệu âm nhạc là gì?
Chương II: Các ký hiệu ghi cao độ
1. Tên các dấu nhạc có cao độ khác nhau mà người ta thường dùng là : DO, RE, MI, FA, SOL, LA, SI gốc tiếng La-tinh, đọc theo tiếng Việt là ĐÔ, RÊ, MÍ, FA, XON, LA, XI. Đó là 7 bậc cơ bản của hệ thống thất âm, tính từ thấp lên cao. Muốn lên cao hoặc xuống thấp hơn, người ta lặp lại tên dấu các bậc trên với cao độ cách nhau từng quãng 8 một (còn gọi là bát độ).
2. Người ta cũng còn dùng các chữ cái La-tinh để gọi tên các bậc cơ bản trên : đô : c, rê : D, mi : E, fa : F, xon : G, la : A, xi : B (hiện nay B chỉ Xi giáng, còn H chỉ Xi thường).
3. Ở một số nước như Trung Hoa, Nhật Bản ... người ta còn dùng số thay cho tên gọi bằng chữ. Thí dụ : 1 : đô, 2 : rê, 3 : mi ... (1 chỉ dấu bậc I, 2 chỉ dấu bậc II, 3 chỉ dấu bậc III ..., 7 chỉ dấu bậc VII, muốn lên cao một bát độ, ta thêm dấu chấm trên con số, muốn xuống thấp một bát độ, ta thêm dấu chấm dưới con số 1, 1 ...). Số có 1 gạch là dấu móc, dấu có một gạch ngang là dấu trắng. Dấu không có gì là dấu đen...

Thang thất âm Đô luôn được trình bày dưới dạng 7 âm cơ bản đi liền nhau cộng thêm với âm đầu của thang âm được lặp lại ở bát độ : Đô Rê Mi Fa Xon La Xi (Đô). 4. Khoảng cách về cao độ tương đối giữa các bậc không đồng đều nhau.
-Khoảng cách nhỏ nhất trong thất âm gọi là nửa cung, giữa Mi với Fa và Xi với Đô. -Khoảng cách lớn nhất giữa hai bậc cơ bản đi liền nhau gọi là nguyên cung : giữa Đô với Rê, Rê với Mi, Fa với Xon, Xon với La, và La với Xi.
Ta có sơ đồ :

Đô--Rê--Mi-Fa--Xon--La--Xi-Đô (mỗi gạch ngang chỉ nữa cung, nguyên cung gồm 2 nửa cung).
Như vậy khoảng cách âm thanh giữa Đô thấp và Đô cao kế tiếp gồm 12 nửa cung, hoặc 6 nguyên cung. Nói cách khác, quãng tám (Đồ - Đố) gồm 12 âm cách nhau đều đặn từng nửa cung một (ở đây chỉ mới nói đến hệ âm điều hoà do nhạc sĩ Jean-Sebastien Bach (1685-1750)và Jean Philippe Rameau (1683-1764) cổ võ và được chấp nhận rộng rãi cho đến này).
5. Dấu hoá : là những ký hiệu cho biết các bậc cơ bản được tăng lên hay giảm xuống từng nửa cung điều hoà.
5.1. - Dấu thăng : (#) làm tăng lên nửa cung.
- Thăng kép : (x) làm tăng lên 2 nửa cung.
5.2. - Dấu giáng : (b) làm giảm xuống nửa cung.
- Giáng kép : (bb) làm giảm 2 nửa cung.
5.3. - Dấu bình : ( n ) cho trở về cao độ tự nhiên, không còn bị ảnh hưởng của các dấu hoá cấu thành cũng như dấu hoá bất thường.
Ở một số nước như Đức, Nga ... khi dùng chữ cái La-tinh A, B, C ... người ta thêm vần is thay dấu thăng : Cis : Đô# ; Eis : Mi# ; Ais : La# ; Cisis : Đôx ... và thêm vần es thay dấu giáng : Ces : Đôb ; Ceses : Đôbb ; Des : Rêb ; Ees —> Es : Mib ; Aes —> As : Lab.
câu hỏi ôn tập:
1. có bao nhiêu dấu nhạc? hãy kể ra
2. Hãy ghi tên các dấu nhạc bằng chữ cái La Tinh
3. Hãy đọc thuộc khoảng cách cung của 7 dấu nhạc.
4. Dấu hóa là gì? kể tên các dấu hóa và nói rõ tác dụng của nó.
Không biết có đúng chưa?
- Trong thang thất âm hình trên kí hiệu C 2/4 là gì?
- vị trí 6 và 7 lại nối nhau đọc là gì, tác dụng của nó? C : Do
2/4: nhịp 2/4 ( trong mỗi ô nhịp có giá trị bằng 2 dấu đen( 1/4)
- 6 và 7 nối nhau hãy lưu ý dấu chấm và 2 gạch ở dưới 9 nghiên cứu và đọc lại ở mục 3..
có lẽ tìm hiểu như thế nầy phức tạp mà chưa cần thiết lắm, các bạn chỉ cần học thuộc 7 tên dấu nhạc và vị trí của 7 dấu nhạc đó nằm trên khuông nhạc, nào bây giờ mời các bạn nghiên cứu lại mấy nét căn bản từ đầu sau đây nhé:

CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC:
KHUÔNG NHẠC Để ghi lại âm thanh cao thấp, dài ngắn... người ta dùng các kí hiệu ghi nhạc.
Trước đây ở Việt Nam, người ta chưa dùng hệ thống ghi âm trên 5 dòng kẻ như bây giờ mà dùng các âm tượng thanh như tính tình tang..
Lối ghi nhạc trên 5 dòng kẻ đã được phát minh từ đầu thế kỉ XX và được sử dụng ở Việt Nam từ khoảng năm 1929.
Khuông nhạc là hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe nằm song song và cách đều nhau theo phương nằm ngang
khoảng trống giữa 2 dòng kẻ gọi là khe
Thứ tự của các dòng và khe được tính từ dưới lên trên

Khuông nhạc giúp ta nhận ra cao độ của âm thanh ghi lên đó - Tuy nhiên phải kết hợp với khoá nhạc ở đầu khuông nhạc. Khoá nhạc khác nhau thì tên nốt nhạc sẽ khác nhau. Cụ thể sẽ được trình bày ở các bài sau.
Có những nốt nhạc cao hơn hoặc thấp hơn không thể ghi lên khuông nhạc chính nên người ta thêm vào những dòng kẻ phụ và khe phụ

dòng kẻ phụ trên

dòng kẻ phụ dưới

Những dòng và khe phụ chỉ kẻ nhỏ chỉ đủ để ghi nốt nhạc và chỉ xuất hiện khi cần thiết
Thứ tự của dòng và khe phụ được tính từ khuông nhạc chính tính ra.
KHOÁ NHẠC
Khoá nhạc là một hình vẽ nằm ở đầu mỗi khuông nhạc. Khoá nhạc giúp ta nhận ra tên các âm (tên nốt nhạc) trên khuông nhạc.
Có nhiều loại khoá nhạc nhưng thường dùng nhất là khoá Son và khoá Pha. Những ca khúc thanh nhạc (bài hát) thường chỉ dùng khoá Son.
Khoá Son có miệng khoá mở từ dòng 2. Tên nốt nhạc nằm ở dòng 2 là nốt Son. Từ nốt Son ta tính được các nốt khác trên khuông.

Khoá Son



........................Nốt Son
Khoá Fa:

................................Nốt Fa
Nốt nhạc ở dòng 4 là nốt Fa. Từ nốt Fa ta tính được các nốt khác trên khuông.

TÊN NỐT NHẠC
Để ghi lại độ cao thấp của âm thanh người ta dùng 7 âm, thứ tự từ thấp đến cao là:
Đô - Rê - Mi - Pha -Son - La - Si
Viết tắt : Đô (C); Rê (D); Mi (E); Pha (F); Son (G); La (A); Si (B)
7 âm cơ bản được sắp xếp trên khuông nhạc như sau:

HÌNH NỐT NHẠC
Để phân biệt độ ngân dài ngắn của âm thanh người ta dùng một số hình nốt nhạc:
Có 7 loại hình nốt nhạc sau:

Hình nốt tròn ngân dài gấp đôi hình nốt trắng
Hình nốt trắng ngân dài gấp đôi hình nốt đen
Hình nốt đen ngân dài gấp đôi hình nốt móc đơn
Hình nốt móc đơn ngân dài gấp đôi hình nốt móc kép...

Bài tập đọc nốt nhạc và xướng âm.


bây giờ các bạn hãy viết lại vào vở riêng của mình ( nhớ phải viết) thật đúng 2 bài tập dưới đây.
Bước1. Đọc đúng tến nốt và hình nốt ( thí dụ: Đô đen, La trắng......)
Bước 2. Xướng âm đúng tên nốt nhạc, đúng cao độ và trường độ....( các bạn nên cài phần mềm encore để có thể xướng âm và gõ nhịp theo encore)
Lưu ý: 2 bài tập nầy chỉ có 2 loại hình nốt nhạc : đen và trắng
nốt đen gõ 1 cái ( phách) trắng bắng 2 nốt đen gõ 2 cái ( phách)

File Kèm Theo File Kèm Theo

CÁCH GHI NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG

Để việc ghi chép nhạc được đẹp, thống nhất, người ta qui định cách ghi chép các hình nốt nhạc như sau:

1.Cách ghi đuôi nốt không có dấu móc:

-Nốt nhạc quay lên, đuôi nốt viết bên phải.
-Nốt nhạc quay xuống, đuôi nốt viết bên trái.

2.Cách ghi đuôi nốt có dấu móc:
Các nốt nhạc có dấu móc cách ghi hướng đuôi cũng như trên nhưng hướng của dấu móc bao giờ cũng ở phía bên phải:

3.Cách ghi nhạc ở bài hát một bè:
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.
-Nốt nhạc viết ở dòng 3 (nốt Si) viết tuỳ ý.
-Những nốt nhạc từ vị trí La trở xuống đuôi nốt viết quay lên.

4.Cách ghi nhạc ở bài hát hai bè (tham khảo)
-Tất cả các nốt ở bè trên đuôi nốt viết quay lên.
-Tất cả các nốt ở bè dưới đuôi nốt viết quay xuống.

5.Gạch ngang trường độ:
Thông thường khi viết một ca khúc, các nốt nhạc được tách rời ứng với lời ca.
Đối với các bản nhạc không lời, các dấu móc đi liền nhau có thể được thay bằng các dấu gạch nối gọi là gạch ngang trường độ.

VỊ TRÍ CÁC NỐT NHẠC
TRÊN KHUÔNG NHẠC KHOÁ SON
Theo thứ tự 7 tên nốt (Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si) vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc khoá Son như sau:
DẤU HOÁ
Dấu hoá là kí hiệu cho biết sẽ làm thay đổi cao độ của nốt nhạc lên cao hoặc xuống thấp hơn với khoảng cách là 1/2 cung so với vị trí nó đang đứng. Có 3 loại dấu hoá thường dùng:

ẢNH HƯỞNG CỦA DẤU HOÁ
Tuỳ theo vị trí, dấu hoá có tác dụng và tên gọi như sau:
A.DẤU HOÁ THEO KHOÁ:
Dấu hoá theo khoá viết ở đầu mỗi khuông nhạc. Dấu hoá này ảnh hưởng đến tất cả nốt nhạc nào mang tên dấu hoá đó.

Tất cả các nốt Pha trong bài nhạc đều phải nâng cao lên 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hóa pha thăng ở đầu khoá.

Tất cả các nốt Si trong bài nhạc đều phải hạ thấp xuống 1/2 cung do ảnh hưởng của dấu hoá Si giáng ở đầu khoá.
*Lưu ý: Chỉ có 2 loại dấu hoá là dấu thăng và dấu giáng được sử dụng làm dấu hoá theo khoá.
*Khi sáng tác bài hát hoặc bản nhạc, việc lựa chọn xây dựng bài hát, bản nhạc trên một gam nào đó tuỳ thuộc vào chủ ý của tác giả. Nếu xây dựng trên gam Đô trưởng hoặc La thứ thì không xuất hiện dấu hoá theo khoá. Còn nếu xây dựng trên một gam khác 2 gam trên thì bắt buộc phải sử dụng dấu hoá theo khoá. Cụ thể chúng ta sẽ được tham khảo ở những bài sau.
*Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống)
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si
*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống)
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu thăng :

Từ dấu thăng cuối cùng tính lên quãng 2 thứ (0,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu thăng nốt Đô tính lên Đô-Rê:Ta được giọng Rê trưởng, tính tiếp xuống Đô-Si-La ta được giọng La thứ.
*Cách tính giọng với hoá biểu có dấu giáng :
Từ dấu giáng cuối cùng tính xuống quãng 4 giảm (2,5cung) ta được giọng trưởng, tính xuống quãng 3 thứ (1,5 cung) ta được giọng thứ song song:
VD: Từ dấu giáng nốt Mi tính xuống Mi-Rê-Đô-Si:Ta được giọng Si giáng trưởng, tính tiếp xuống Si giáng-La giáng-Son ta được giọng Son thứ.
Đối với các hoá biểu có 2 dấu giáng trở lên, lấy tên nốt có dấu giáng áp út chính là tên của giọng trưởng.
B.DẤU HOÁ BẤT THƯỜNG:
Dấu hoá bất thường không có vị trí cố định, thỉnh thoảng xuất hiện trong bản nhạc nên gọi là dấu hoá bất thường.
Dấu hoá bất thường đặt ngay trước nốt nhạc và chỉ ảnh hưởng trong một ô nhịp.
*Tất cả 5 loại dấu hoá: thăng, thăng kép, giáng, giáng kép, dấu bình đều được dùng làm dấu hoá bất thường.

( các bạn học bài nầy thật kỹ
. 1. thuộc lòng: *Trình tự xuất hiện dấu thăng: theo vòng quãng 5 đi lên (quãng 4 đi xuống)
Pha-Đô-Son-Rê-La-Mi-Si
*Trình tự xuất hiện dấu giáng : theo vòng quãng 4 đi lên (quãng 5 đi xuống)
Si-Mi-La-Rê-Son-Đô-Pha

13 thg 2, 2015

Kinh nghiệm mò Hợp âm


Kinh nghiệm mò h.am By me
lời nói cuối : trình em có hạn nên phần nào chỉ chia sẽ cho anh em những cái gì em đã từng biết.
-để mò dc hợp âm ! cần biết những điều sau đây
1.bộ hợp âm // các giọng ! : lấy ví dụ Am
Am // C hoặc C // Am
h.am // là gì.là 2 h.am có cong thức âm giai giống nhau ( bởi dấu thăng vào giáng ( lấy giấy ra viêt thử Am và C xem ).
( công thức tính h.am song song. Thứ + 1,5 cung
Trưởng - 1,5 cung )
-- các bộ h.am // gồm
Am//C
Bm//D
Cm//Eb
C#m //E
Dm//F
Em//G
F#m//A
G#m//B
=> để làm gì.! nhớ âm giai . bạn chỉ cần chọn 1 loại âm giai ( thứ or trưởng ) thì bạn sẽ tìm ra ngay cái còn lại mà ko phải học cả nùi
ví dụ : tìm C ra Am, tìm Bm ra D =)) ....
2. âm giai như các bạn đã đọc. Âm giai là 1 cái thứ có 8 nốt bắt nguồn từ chủ âm , kêt thúc = chủ âm ( VD: C D E F G A B C ) tương ứng với nó là ( A B C D E F G A ). trời ơi nó nhìu quá thì học làm CC gì Biểu tượng cảm xúc pacman
thoai học theo cái này .
BỘ QUY LUẬT DẤU THĂNG BỎ TÚI
--- F# C# G# D# A# ( tới đây rồi làm gì bảo )??
- ta quay lại về công thức âm giai ( em lấy am giai trưởng thôi, am giai thứ thì dùng h.am // là ra)
công thức của Major :lấy h.am C làm chuẩn nhé. ko cần chú ý nhiều, chỉ chú ý tới cái ( B ,C ) trên 8 nốt em đã ghi. (B+1.5c = C )
để làm gì ! mò ra dấu hóa + 1,5 nữa cung là ra h.am chủ ( trưởng ). ( trừ C, Am và F )
====> nhớ cái này
quay lại tới bộ dấu thăng (0 - .5 dấu thăng ) công thức các # của các bộ giọng bao gồm (ở đâu em biết dc cái này, Carruli mấy trang đầu, or sách của em, hay từ cong thức âm giai ( tìm trên mạng , viết ra đếm )
0 có # => C or Am
F# => G or Em
F#, C# => D //Bm
F# C# G# => A// F#m
F# C# G# D# => E// C#m
F# C# G# D# A# => B// G#m
đặt biệt : em này duy nhất Bb = F//Dm
hãy thử mò 1 bài hát ở giọng Am , bác chạy khoảng 5,6 nốt đầu xem, nếu nó ko dính thăng :V => Am or C còn nều dính bao nhiu thăng thì =)) áp dụng trên kia...
3. nhớ các bộ h.am cơ bản
quy tắc : I IV V or 1 6 8
[cái này mò từ đâu, ghi âm giai ra đi ), đừng đếm bằng tay Biểu tượng cảm xúc smile ko biết về dấu thăng là sai bét nhè]
ví dụ
C //Am ta có
C F G
Am Dm Em
====> râu ria màu mè thì có them (Bm7-5, C7, G7, Fmajor , Asus 2..) biết thêm cho vui thôi =))
4. nhớ 1 số bộ h.am thông dụng ( nhạc việt thì nhạc nhẽo VL, có 1 số bộ làm quài.. ) ví dụ
Am F C G Fm
Am Em F G C
E C G D
Em7 Csus4 G Dsus4 or D6
Cmajor7 Bm7... ( đéo chỉ =)) )
Em9, C9, Gsus2 , D/F#
Canon các giọng ( gởi trẻ trâu DKM mày canon là tên bài hát còn C là chủ âm, đừng có mở mồm nói vòng Canon thì đập C, =)) tao đập canon E thì sao =)) )
áp dụng đi ....
1. đầu tiên cầm đàn . bụp bụp dò nốt ZZZZzzzzZZZ ( cần gì đây )
2. áp dụng quy luật dấu thăng ( chéo chéo bụp bát bùm => à há có ... dấu thăng nè ... + 1,5 cung xem nào =)) )
3. bộ h.am // đâu... ( ủa. đúng rồi mà,. sao quẹt Major mãi ko ra =)) thôi quẹt thử Minor xem nào )
4. có chủ rồi =)) moi ra bộ h.am cơ bản xem =)) ( quẹt đại đi trúng cái nào lụm. , Nếu như các bạn biết về cấu tạo h.am thì khỏe hơn =))
5. ap dụng thử cả nùi vòng cơ bản mà bạn biết ở bước 4
p.s bài viết ko có con mẹ gì là đơn giản cả. các bạn tự rút kinh nghiệm =)) cái này đã tốn ko ít giấy mực và dầu ăn, Ngày xưa mình bị tụi nhạc công chưỡi như con chó mới biết đấy .... đọc mà hiểu thì mình sẽ ko đưa cái này
30 thg 1, 2015

Bài 1 : Âm giai Đô trưởng - C Major Scale

XÁC ĐỊNH KHU VỰC ÂM GIAI (SCALE)

Cần đàn từ phím 1 đến phím 12 có thể chia thành Năm nhóm vị trí Âm Giai (Scale). Nếu chúng ta phân chúng thành nhóm như vậy, thì sẽ rất tiện lợi cho việc ghi nhớ và điều khiển ngón tay một cách thuận lợi khi chơi. 
Ta sẽ bắt đầu với âm giai Đô Trưởng (C) - cũng có thể sử dụng cho La thứ (Am)
+ C Major Scale (Âm giai Đô Trưởng) : NHÓM 1
Nhóm 1 (Âm Giai Đô Trưởng - C) bắt đầu từ nốt E trầm đến nốt G - và chạy từ phím 1 đến phím 3 của cần đàn. 

Guitar Scales Lesson

+ C Major Scale (Âm giai Đô Trưởng) : NHÓM 2
Nhóm 2 (Âm Giai Đô Trưởng - C) bắt đầu từ nốt G trầm đến nốt A - và chạy từ phím 2 đến phím 6 của cần đàn. 
Guitar Scales Lesson
+ C Major Scale (Âm giai Đô Trưởng) : NHÓM 3
Nhóm 3 (Âm Giai Đô Trưởng - C) bắt đầu từ nốt A trầm đến nốt C cao - và chạy từ phím 4 đến phím 8 của cần đàn. 
Guitar Scales Lesson
+ C Major Scale (Âm giai Đô Trưởng) : NHÓM 4
Nhóm 4 (Âm Giai Đô Trưởng - C) bắt đầu từ nốt C - và chạy từ phím 7 đến phím 10 của cần đàn. 
Guitar Scales Lesson
+ C Major Scale (Âm giai Đô Trưởng) : NHÓM 5
Nhóm 5 (Âm Giai Đô Trưởng - C) bắt đầu từ nốt D của dây E trầm - và chạy từ phím 9 đến phím 12 của cần đàn. 
Guitar Scales Lesson
Nếu ta xem tổng thể tất cả cùng trên cần đàn, thì sẽ thấy nhiều nốt trùng nhau. 
Guitar Fretboard

> BÀI TẬP CHO BẠN : 

Với kinh nghiệm của tôi (Hiếu Orion) thì bạn chỉ cần thuộc lòng nhóm 1 và nhóm 3 trước. Từ đó sẽ giúp bạn có được kỹ năng cơ bản để tìm hiểu sang các nhóm khác.
Với Scale C, bạn cũng có thể chạy được các nốt của La thứ (Am), và với các nốt trong Scale Am bạn có thể chơi khá nhiều các ca khúc của Việt Nam. 
Riêng với Scale C (Đô Trưởng) hay A (La thứ) rất thuận lợi vì nó không có nốt thăng (#) giáng (b), và khi bạn đã thuộc lòng nó, bạn sẽ có thể mở rộng ra các Scale khác: Ví dụ muốn chơi Scale D (Rê trưởng), bạn chỉ việc di tay lên 1 cung. 
7 thg 1, 2015

Bài 27 : Một số khái niệm

Các âm giai ngũ âm

Âm giai ngũ âm là các âm giai được hình thành từ 5 nốt nhạc. Các âm giai này được sử dụng rất nhiều trong các làn điệu dân ca tại nhiều nước.

Mặc dù bất kỳ âm giai nào được hình thành từ 5 nốt nhạc theo lý thuyết thì đều được gọi là ngũ âm, nhưng các hình thức ngũ âm phổ biến nhất là hai loại sau:

Hai loại âm giai ngũ âm trên đây có lẽ có liên quan đến các âm giai thứ và âm giai trưởng. Âm giai đầu tiên thì giống như âm giai trưởng bỏ đi bậc IV và cấp VII. Âm giai thứ hai tương tự âm giai thứ bỏ đi bậc  II và cấp VI. Do tính chất này các nhà nghiên cứu đặt tên chúng là ngũ âm trưởng và ngũ âm thứ.

Âm giai nửa cung

Âm giai nữa cung là âm giai chứa 12 nốt riêng biệt,mỗi nốt cách nhau nửa cung.

 

Âm giai một cung

Âm giai một cung là âm giai chứa 6 nốt nhạc riêng biệt và mỗi nốt cách nhau một cung.

Âm giai giảm

Âm giai giảm gồm 8 nốt nhạc. Khoảng cách giữa các nốt nhạc là một cung hoặc nửa cung. Thuật ngữ "giảm" xuất phát từ các bậc I, III, V và VII của âm giai này hình thành một hợp âm 7 giảm.

Bài 26 : Xác định dấu khóa

Xác định bộ khóa

Mỗi bộ khóa đều liên quan đến một âm giai trưởng và một âm giai thứ song song. Khi thực hành, có thể học thuộc lòng một số dấu khóa trong mỗi âm giai tiêu biểu. Ðồng thời, chúng ta cũng có thể xác định dấu khóa cho từng âm giai.

Xác định âm giai có dấu khóa thăng

Âm giai trưởng sẽ được xác định cao hơn dấu thăng cuối cùng trong bộ khóa 1/2 cung. Âm giai thứ thấp hơn dấu thăng cuối cùng 1 cung.

Xác định âm giai có dấu khóa giáng

Âm giai trưởng sẽ được xác định nằm dưới dấu giáng cuối cùng một quãng 5 đúng. Trong trường hợp có nhiều dấu giáng thì bộ khóa cũng được xác định bởi dấu giáng áp cuối.

 

Xây dựng các bộ khóa

Âm giai trưởng

Ðể có thể xây dựng dấu khóa của một âm giai hoặc một bộ khóa, chúng ta cần phải biết rằng âm giai Ðô trưởng không có bất kỳ dấu khóa nào. Ngược lại bất kỳ âm giai nào khác cũng đều có thể có dấu thăng hoặc dấu giáng.

Tất cả các âm giai trưởng dựa vào một nốt giáng nào đó như là Fa giáng, Sol giáng... thì thì sử dụng bộ khóa là những dấu giáng. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là Fa trưởng. Bởi thế, khi bạn đi tìm một dấu khóa, bạn có thể hiểu rằng âm giai đó có sử dụng dấu thăng và không phải là Fa thì sẽ không bắt đầu bằng một dấu giáng.

 

Ngay sau khi tìm ra các dấu biến cho bộ khóa thì có thể dùng quy tắc sau đây để xây dựng bộ khóa.

Xây dựng bộ khóa các dấu thăng

Tuân thủ thứ tự các dấu thăng cho đến khi bạn gặp được một dấu thăng thấp hơn nữa cung so với âm giai trưởng được chọn. Ví dụ, La trưởng là  F#, C#, G#. G# thấp hơn La nửa cung. Bởi vậy, các dấu thăng là F#, C#, G#.

Xây dựng bộ khóa các dấu giáng

Tuân thủ theo thứ tự của các dấu giáng cho đến khi bạn gặp được một nốt nằm sau một nốt khác cùng tên với âm giai trưởng được chọn. Ví dụ, chọn âm gia La trưởng giảm có Si giáng, Mi giáng, La giáng, Rê giáng. Rê giáng đứng sau La giáng nên các nốt giáng là ,  Bb, Eb, Ab và Db.

Phương pháp này không áp dụng cho âm giai Fa trưởng.

Xây dựng bộ khóa cho âm giai thứ

Tên các bậc

Bên cạnh việc đề cập cấp bậc của âm giai bằng các chữ số La Mã, người ta còn sử dụng các tên sau đây.

Cấp tên
I âm chủ
II thượng chủ âm
III trung âm
IV hạ át âm
V át âm
VI  thượng át âm
VII cảm âm

Khóa nhạc

Khái niệm về khóa được đưa ra trong thời kỳ Phục Hưng và được thiết lập trong suốt thời kỳ Baroque. Khóa có liên quan đến việc sử dụng âm giai thứ và âm giai trưởng

Khi một đoạn nhạc được xây dựng trên âm giai thứ hoặc trưởng thì âm chủ của âm giai này trở thành âm trung tâm. Ðoạn nhạc dựa trên cơ sở bộ khóa của âm giai này. Ví dụ: trong âm giai Rê trưởng thì nốt chủ đạo là nốt Rê.

Trong một đoạn nhạc được viết trong thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn thì  nốt chủ có nghĩa là nốt nhạc chính trong đoạn nhạc. Tuy nhiên, có nhiều sự chuyển giọng xảy ra trong suốt đoạn nhạc.

Các hợp âm, đặc biệt là hợp âm át bảy và sự hòa âm giúp xác định âm chủ và quá trình chuyển giọng.